1. Giới thiệu chung
- Mã ngành/CTĐT: 7510401
- Chỉ tiêu tuyển sinh: 210
- Phương thức xét tuyển:
- Tổ hợp xét tuyển:
2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Công nghệ kỹ thuật hóa học có khả năng:
- Vận dụng kiến thức nền tảng về toán học, hóa học, vật lý và sinh học để phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực hóa học và công nghệ hóa học;
- Áp dụng các kiến thức chuyên sâu về hóa phân tích, hóa lý, hóa hữu cơ, hóa vô cơ, hóa dầu, hóa sinh, hóa môi trường… vào thiết kế, vận hành và tối ưu hóa các quá trình công nghệ hóa học;
- Sử dụng các thiết bị, công cụ và phần mềm chuyên ngành (như ChemCAD, Aspen Plus, AutoCAD, Origin…) phục vụ cho công việc thiết kế, mô phỏng và kiểm soát quy trình sản xuất hóa học;
- Triển khai, giám sát và cải tiến các dây chuyền sản xuất hóa chất, vật liệu mới, sản phẩm từ dầu mỏ, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,…
- Có năng lực phân tích và đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và an toàn lao động trong quá trình sản xuất hóa học;
- Tổ chức, làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả và vận hành quy trình sản xuất trong môi trường công nghiệp hiện đại;
- Có năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đọc hiểu tài liệu kỹ thuật chuyên ngành và giao tiếp trong môi trường làm việc quốc tế;
3. Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tại các doanh nghiệp sản xuất, viện nghiên cứu, tổ chức quản lý – kiểm định với các vị trí như:
- Kỹ sư công nghệ hóa học: Làm việc trong các nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, xăng dầu, vật liệu polymer, sơn, nhựa, giấy, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm…;
- Chuyên viên kiểm định – kiểm soát chất lượng (QA/QC): Phân tích, giám sát chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất tại các nhà máy, trung tâm kiểm nghiệm;
- Kỹ sư vận hành hệ thống sản xuất hóa chất: Vận hành, giám sát và cải tiến thiết bị, dây chuyền công nghệ trong nhà máy;
- Chuyên viên an toàn hóa chất và môi trường: Đánh giá, xử lý chất thải hóa học; đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất;
- Chuyên viên phát triển sản phẩm mới: Nghiên cứu và phát triển các công thức, quy trình sản xuất cho sản phẩm hóa học mới tại các phòng R&D;
- Giảng viên, cán bộ nghiên cứu: Giảng dạy hoặc nghiên cứu chuyên sâu tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu trong lĩnh vực hóa học và công nghệ hóa học;
- Tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ: Làm việc tại các tổ chức tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất hoặc triển khai công nghệ mới;
- Khởi nghiệp trong lĩnh vực hóa học ứng dụng: Mở xưởng sản xuất hóa chất, mỹ phẩm, chế phẩm sinh học, xử lý môi trường hoặc phát triển sản phẩm xanh – bền vững.