Logo

Liên hệ

Subscribe

Theo dõi chúng tôi

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA

  • Thứ Hai, 08:04 15/04/2024
  • 217 Lượt xem

Công nghệ thực phẩm

1. Giới thiệu chung

- Mã ngành/CTĐT: 7540101

- Chỉ tiêu tuyển sinh: 120

- Phương thức xét tuyển:

  • Phương thức 1 (PT1) - Xét tuyển thẳng theo quy định của BGDĐT.
  • Phương thức 2 (PT2) - Xét tuyển theo điểm chứng chỉ quốc tế/giải học sinh giỏi kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,11,12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển.
  • Phương thức 3 (PT3) - Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
  • Phương thức 5 (PT5): Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy năm 2025 do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.

- Tổ hợp xét tuyển:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Công nghệ thực phẩm có khả năng:

- Áp dụng kiến thức nền tảng về toán, hóa học, sinh học, vi sinh, và công nghệ thông tin để phân tích và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm;

- Áp dụng kiến thức chuyên sâu về hóa học thực phẩm, vi sinh thực phẩm, sinh hóa, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và công nghệ chế biến trong sản xuất thực phẩm;

- Thiết kế, vận hành, kiểm soát và cải tiến quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm theo hướng hiện đại, bền vững và tiết kiệm năng lượng;

- Thực hiện các phân tích cảm quan, lý – hóa – vi sinh để đánh giá chất lượng nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;

- Sử dụng các phần mềm và thiết bị chuyên dụng trong nghiên cứu, phân tích và sản xuất thực phẩm như máy sắc ký, máy quang phổ, thiết bị phân tích nhiệt…;

- Có kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả, tư duy phản biện và tổ chức công việc trong môi trường công nghiệp thực phẩm;

- Có năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đọc hiểu tài liệu kỹ thuật chuyên ngành và giao tiếp trong môi trường làm việc quốc tế;

3. Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm có thể làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, trung tâm nghiên cứu, tổ chức kiểm định chất lượng, hoặc cơ quan quản lý nhà nước với các vị trí như:

- Kỹ sư công nghệ thực phẩm: Thiết kế, điều hành và giám sát quy trình sản xuất thực phẩm tại các nhà máy chế biến thủy sản, đồ uống, bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, thịt, rau quả, thực phẩm chức năng…;

- Chuyên viên kiểm tra chất lượng (QA/QC): Thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra và quá trình sản xuất thực phẩm;

- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D): Nghiên cứu công thức, cải tiến sản phẩm, phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp hoặc trung tâm R&D;

- Chuyên viên an toàn thực phẩm: Phụ trách đánh giá và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, nhà hàng, siêu thị, cơ quan quản lý nhà nước;

- Chuyên viên tư vấn dinh dưỡng và công nghệ thực phẩm: Làm việc tại các công ty tư vấn dinh dưỡng, các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng hoặc các tổ chức phi chính phủ;

- Giảng viên, nghiên cứu viên: Làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu về công nghệ thực phẩm, dinh dưỡng và sinh học ứng dụng;

- Khởi nghiệp trong ngành thực phẩm: Mở cơ sở sản xuất thực phẩm sạch, thực phẩm truyền thống, thực phẩm chức năng, hoặc kinh doanh thực phẩm online;

- Làm việc trong các tổ chức quốc tế, phòng kiểm nghiệm thực phẩm: Đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về kiểm định và quản lý chất lượng thực phẩm.

Tags:

Tin đã đăng