Logo

Liên hệ

Subscribe

Theo dõi chúng tôi

KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG

  • Thứ Hai, 08:08 15/04/2024
  • 788 Lượt xem

Công nghệ dệt, may

1. Giới thiệu chung

- Mã ngành/CTĐT: 7540204

- Chỉ tiêu tuyển sinh: 180

- Phương thức xét tuyển:

  • Phương thức 1 (PT1) - Xét tuyển thẳng theo quy định của BGDĐT.
  • Phương thức 2 (PT2) - Xét tuyển theo điểm chứng chỉ quốc tế/giải học sinh giỏi kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,11,12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển.
  • Phương thức 3 (PT3) - Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
  • Phương thức 4 (PT4): Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực năm 2025 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.

- Tổ hợp xét tuyển:

  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D0C: Toán, Tiếng Anh, Công nghệ

2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Công nghệ dệt, may có khả năng:

- Vận dụng kiến thức cơ bản về hóa học, vật lý, công nghệ dệt may và kỹ thuật sản xuất để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực dệt, may;

- Áp dụng kiến thức chuyên sâu về công nghệ dệt, may, thiết kế kỹ thuật may, quy trình sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm dệt may;

- Vận hành, giám sát và cải tiến các quy trình công nghệ dệt, may đáp ứng yêu cầu về chất lượng, năng suất và an toàn lao động;

- Sử dụng thành thạo các thiết bị, máy móc dệt, may và phần mềm hỗ trợ kỹ thuật trong thiết kế, quản lý sản xuất;

- Có kỹ năng kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật;

- Có kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả và quản lý sản xuất trong môi trường công nghiệp hiện đại;

- Có năng lực ngoại ngữ tốt để đọc hiểu tài liệu chuyên ngành và giao tiếp trong môi trường quốc tế;

3. Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ dệt, may có thể làm việc tại các doanh nghiệp dệt may, nhà máy sản xuất, trung tâm thiết kế và nghiên cứu với các vị trí:

- Kỹ sư công nghệ dệt, may: Thiết kế, vận hành và quản lý quy trình sản xuất sản phẩm dệt may tại các nhà máy, xí nghiệp;

- Chuyên viên kiểm soát chất lượng (QA/QC): Kiểm tra và đảm bảo chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thiện đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và thị trường;

- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển (R&D): Nghiên cứu công nghệ mới, cải tiến quy trình sản xuất và phát triển sản phẩm dệt may đáp ứng nhu cầu thị trường;

- Chuyên viên thiết kế kỹ thuật may: Thiết kế mẫu mã, cấu trúc kỹ thuật của sản phẩm may mặc theo yêu cầu khách hàng và xu hướng thời trang;

- Chuyên viên quản lý sản xuất: Giám sát hoạt động sản xuất, tối ưu hóa quy trình, quản lý nhân sự và đảm bảo tiến độ sản xuất;

- Giảng viên, nghiên cứu viên: Làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu về công nghệ dệt, may và kỹ thuật may mặc;

- Khởi nghiệp trong lĩnh vực dệt may: Phát triển thương hiệu thời trang, sản xuất sản phẩm dệt may theo hướng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ.

Tags:

Tin đã đăng