1. Giới thiệu chung
- Mã ngành/CTĐT: 7210404
- Chỉ tiêu tuyển sinh: 60
- Phương thức xét tuyển:
- Tổ hợp xét tuyển:
2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Thiết kế thời trang có thể:
- Có khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Thiết kế thời trang;
- Có khả năng ứng dụng kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, một số phần mềm đồ họa, phần mềm thiết kế kỹ thuật chuyên ngành may thời trang đáp ứng yêu cầu công việc.
- Có khả năng áp dụng các kiến thức Lịch sử, Thẩm mỹ, Vật liệu, Hình họa, Nhân trắc học trong ngành Thiết kế thời trang.
- Có khả năng áp dụng các kiến thức chuyên môn sâu, rộng trong lĩnh vực thiết kế thời trang, tiếp thu các kiến thức quản lý sản xuất, kinh doanh và cải tiến nhằm tăng năng suất, chất lượng.
- Có khả năng nghiên cứu dự báo xu hướng, vẽ minh họa thời trang, lựa chọn và tạo hình vật liệu thời trang phù hợp qua đó đưa ra ý tưởng thiết kế, hoàn thiện bộ sưu tập. Có kỹ năng cơ bản về trang điểm - nhiếp ảnh, tổ chức sự kiện và quảng bá sản phẩm thời trang.
- Có khả năng vận hành các loại thiết bị may; thiết kế trang phục, thiết kế mẫu trên manơcanh và cải thiện các hoạt động trong lĩnh vực thiết kế thời trang một cách hiệu quả
- Có thái độ trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp trong công việc. Ý thức tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; tuân thủ các quy định, pháp luật về bản quyền.
3. Cơ hội việc làm
- Nhà thiết kế thời trang (Fashion Designer): Làm việc cho các thương hiệu thời trang trong nước và quốc tế, các công ty may mặc, công ty thời trang cao cấp hoặc tự thành lập thương hiệu riêng. Thiết kế trang phục theo mùa, theo xu hướng hoặc theo đơn đặt hàng.
- Chuyên viên phát triển sản phẩm thời trang (Fashion Product Developer): Phối hợp với bộ phận thiết kế, sản xuất để đưa mẫu thiết kế vào sản xuất hàng loạt, nắm bắt xu hướng, lựa chọn chất liệu, giám sát quy trình sản xuất.
- Stylist – Người tư vấn phong cách: Làm việc cho cá nhân (ca sĩ, diễn viên, doanh nhân...), tạp chí thời trang, chương trình truyền hình, hoặc các thương hiệu quảng cáo. Tư vấn cách phối đồ, xây dựng hình ảnh cá nhân hoặc hình ảnh thương hiệu.
- Chuyên viên nghiên cứu xu hướng thời trang (Fashion Trend Researcher): Làm việc tại các công ty thời trang hoặc agency nghiên cứu thị trường. Phân tích xu hướng, hành vi tiêu dùng để định hướng thiết kế và phát triển sản phẩm.
- Giám đốc sáng tạo (Creative Director): Quản lý toàn bộ định hướng nghệ thuật và hình ảnh của thương hiệu. Vị trí cao cấp đòi hỏi kinh nghiệm lâu năm trong ngành thời trang.
- Quản lý sản xuất hoặc kỹ thuật viên mẫu (Pattern Maker, Production Manager): Làm việc tại các xưởng may, công ty thời trang để chuyển bản thiết kế thành sản phẩm thực tế.
- Marketing và truyền thông thời trang (Fashion Marketing & PR): Làm việc trong mảng quảng bá thương hiệu, xây dựng chiến lược truyền thông. Tổ chức sự kiện thời trang, quảng bá BST mới qua mạng xã hội và các kênh truyền thông.
- Giảng dạy hoặc nghiên cứu chuyên sâu: Trở thành giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành thiết kế thời trang, nghiên cứu và tham gia viết sách, tài liệu chuyên ngành.
- Kinh doanh thời trang (Fashion Entrepreneur): Mở cửa hàng thời trang, kinh doanh online, xây dựng thương hiệu cá nhân; Tự thiết kế và sản xuất sản phẩm thời trang để kinh doanh.