Logo

Liên hệ

Subscribe

Theo dõi chúng tôi

TRƯỜNG ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

  • Thứ Hai, 08:29 15/04/2024
  • 1076 Lượt xem

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

1. Giới thiệu chung

- Mã ngành/CTĐT: 7510303

- Chỉ tiêu tuyển sinh: 300

- Phương thức xét tuyển:

  • Phương thức 1 (PT1) - Xét tuyển thẳng theo quy định của BGDĐT.
  • Phương thức 2 (PT2) - Xét tuyển theo điểm chứng chỉ quốc tế/giải học sinh giỏi kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,11,12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển.
  • Phương thức 3 (PT3) - Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
  • Phương thức 5 (PT5): Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy năm 2025 do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.

- Tổ hợp xét tuyển:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • A0C: Toán, Vật lý, Công nghệ
  • A0T: Toán, Vật lý, Tin học

2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có khả năng:

- Vận dụng kiến thức nền tảng về toán học, vật lý, công nghệ thông tin, khoa học xã hội và pháp luật để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa;

- Phân tích, thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo trì các hệ thống điều khiển tự động, hệ thống SCADA, PLC, vi điều khiển, Robot công nghiệp, hệ thống điện – điện tử công nghiệp;

- Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng như AutoCAD Electrical, TIA Portal, CX-Programmer, LabVIEW, MATLAB/Simulink, để mô phỏng và triển khai các giải pháp điều khiển – tự động hóa;

- Thiết kế, tích hợp các hệ thống điều khiển thông minh ứng dụng IoT, AI, mạng truyền thông công nghiệp (Modbus, Profibus, Ethernet/IP...) trong nhà máy thông minh, dây chuyền sản xuất tự động;

- Phân tích và giải quyết các sự cố kỹ thuật; cải tiến và tối ưu hóa hoạt động của các hệ thống điều khiển và tự động hóa trong sản xuất và dịch vụ;

- Có kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch và quản lý dự án kỹ thuật; khả năng làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả trong môi trường công nghiệp;

- Có năng lực ngoại ngữ tốt, có thể đọc hiểu tài liệu chuyên ngành, trao đổi chuyên môn với chuyên gia trong nước và quốc tế;

3. Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có thể làm việc tại nhiều lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nghiên cứu – phát triển, cụ thể:

- Kỹ sư tự động hóa: Làm việc tại các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp trong vai trò thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống điều khiển tự động;

- Kỹ sư tích hợp hệ thống (System Integrator): Phối hợp các thiết bị điều khiển, cảm biến, truyền thông và phần mềm để xây dựng hệ thống điều khiển giám sát toàn diện;

- Chuyên viên lập trình PLC, Robot công nghiệp: Làm việc tại các công ty công nghệ, dây chuyền sản xuất tự động hóa để lập trình và tối ưu thiết bị điều khiển;

- Kỹ sư bảo trì hệ thống điện – điều khiển: Làm việc tại các tập đoàn, doanh nghiệp có hệ thống dây chuyền tự động để đảm bảo hoạt động ổn định, liên tục;

- Chuyên viên tư vấn, triển khai giải pháp tự động hóa: Làm việc tại các công ty giải pháp công nghệ để triển khai các dự án nhà máy thông minh, công nghiệp 4.0;

- Kỹ sư thiết kế và phát triển sản phẩm tự động hóa: Tham gia nghiên cứu, thiết kế sản phẩm điều khiển – đo lường – giám sát trong công nghiệp và dân dụng;

- Giảng dạy và nghiên cứu: Làm việc tại các cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu về kỹ thuật điều khiển và tự động hóa;

- Khởi nghiệp công nghệ: Phát triển các thiết bị, giải pháp tự động hóa cho sản xuất, nông nghiệp thông minh, tòa nhà thông minh, và các ứng dụng công nghệ cao khác.

Tags:

Tin đã đăng