Logo

Liên hệ

Subscribe

Theo dõi chúng tôi

TRƯỜNG ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

  • Thứ Hai, 08:25 15/04/2024
  • 761 Lượt xem

Kỹ thuật sản xuất thông minh

1. Giới thiệu chung

- Mã ngành/CTĐT: 75103031

- Chỉ tiêu tuyển sinh: 60

- Phương thức xét tuyển:

  • Phương thức 1 (PT1) - Xét tuyển thẳng theo quy định của BGDĐT.
  • Phương thức 2 (PT2) - Xét tuyển theo điểm chứng chỉ quốc tế/giải học sinh giỏi kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,11,12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển.
  • Phương thức 3 (PT3) - Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
  • Phương thức 5 (PT5): Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy năm 2025 do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.

- Tổ hợp xét tuyển:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • A0C: Toán, Vật lý, Công nghệ
  • A0T: Toán, Vật lý, Tin học

2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Kỹ thuật sản xuất thông minh có khả năng:

- Vận dụng các kiến thức nền tảng về toán học, vật lý, công nghệ thông tin, khoa học xã hội và pháp luật để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất thông minh;

- Ứng dụng các nguyên lý cơ khí, điện – điện tử, công nghệ thông tin, điều khiển – tự động hóa để thiết kế, vận hành, giám sát và cải tiến các hệ thống sản xuất hiện đại;

- Sử dụng thành thạo các phần mềm mô phỏng, thiết kế và điều khiển như CAD/CAM, PLM, MES, ERP, MATLAB/Simulink, Siemens NX...;

- Triển khai các công nghệ tiên tiến như Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây và thực tế ảo (VR/AR) vào quy trình sản xuất;

- Tích hợp hệ thống sản xuất với mạng truyền thông công nghiệp, cảm biến, thiết bị điều khiển và Robot công nghiệp trong nhà máy thông minh;

- Có năng lực phân tích dữ liệu và tối ưu hóa quy trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu suất, giảm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm;

- Có khả năng giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm, quản lý dự án kỹ thuật trong môi trường sản xuất toàn cầu và đa ngành;

- Có năng lực ngoại ngữ tốt để tiếp cận và khai thác tài liệu chuyên ngành tiếng Anh;

3. Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật sản xuất thông minh có thể đảm nhiệm các vị trí sau tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0:

- Kỹ sư sản xuất thông minh: Thiết kế, điều hành và tối ưu hệ thống sản xuất tự động, tích hợp các công nghệ mới như AI, IoT, dữ liệu lớn trong dây chuyền sản xuất;

- Kỹ sư lập trình và tích hợp hệ thống (System Integrator): Triển khai và vận hành các hệ thống điều khiển, cảm biến, mạng công nghiệp trong nhà máy thông minh;

- Chuyên viên quản lý dữ liệu sản xuất: Phân tích và xử lý dữ liệu sản xuất để phục vụ quản lý chất lượng, tối ưu vận hành, dự báo và bảo trì thông minh;

- Kỹ sư điều khiển và Robot công nghiệp: Lập trình, vận hành và bảo trì các hệ thống Robot tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất;

- Chuyên viên chuyển đổi số trong sản xuất: Tư vấn và triển khai các giải pháp số hóa và kết nối hệ thống trong doanh nghiệp sản xuất;

- Kỹ sư thiết kế và phát triển sản phẩm số: Tham gia vào quá trình thiết kế sản phẩm và công nghệ sản xuất bằng các công cụ thiết kế số (digital twin, mô phỏng ảo...);

- Giảng dạy hoặc nghiên cứu chuyên sâu: Làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu kỹ thuật, tham gia phát triển công nghệ mới trong sản xuất;

- Khởi nghiệp công nghệ cao: Xây dựng mô hình sản xuất số hóa, cung cấp dịch vụ giải pháp công nghệ hoặc phát triển các sản phẩm công nghiệp thông minh.

Tags:

Tin đã đăng