Logo

Liên hệ

Subscribe

Theo dõi chúng tôi

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

  • Thứ Hai, 08:37 15/04/2024
  • 1453 Lượt xem

Công nghệ đa phương tiện

1. Giới thiệu chung

- Mã ngành/CTĐT: 74802012

- Chỉ tiêu tuyển sinh: 60

- Phương thức xét tuyển:

  • Phương thức 1 (PT1) - Xét tuyển thẳng theo quy định của BGDĐT.
  • Phương thức 2 (PT2) - Xét tuyển theo điểm chứng chỉ quốc tế/giải học sinh giỏi kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,11,12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển.
  • Phương thức 3 (PT3) - Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
  • Phương thức 5 (PT5) - Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy năm 2025 do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.

- Tổ hợp xét tuyển:

  • A00 - Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01 - Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • A0C - Toán, Vật lý, Công nghệ
  • A0T - Toán, Vật lý, Tin học

2. Chương trình đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Công nghệ Đa phương tiện có thể:

- Có hiểu biết về kinh tế, chính trị: có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng.

- Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

- Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở của ngành học công nghệ đa phương tiện bao gồm kỹ thuật xử lý dữ liệu đa phương tiện và dữ liệu truyền thông, thiết kế đa phương tiện, lập trình tích hợp các thành phần đa phương tiện.

- Có kiến thức chuyên ngành đáp ứng được nhu cầu của xã hội về lĩnh vực đa phương tiện: Thiết kế các sản phẩm đa phương tiện. Tích hợp các tài nguyên đa phương tiện. Phát triển sản phẩm phần mềm sử dụng tài nguyên đa phương tiện.

- Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia.

3. Cơ hội việc làm

- Nhà thiết kế đồ họa: Thiết kế các ấn phẩm in ấn, quảng cáo kỹ thuật số, giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX). Đây là một trong những lựa chọn phổ biến nhất.

- Nhà phát triển web: Xây dựng và duy trì các trang web, ứng dụng web, đảm bảo tính tương tác và hiệu suất cao. Kỹ năng lập trình (HTML, CSS, JavaScript,…) là rất cần thiết.

- Nhà phát triển game: Thiết kế, lập trình và phát triển các trò chơi điện tử trên nhiều nền tảng khác nhau (PC, mobile, console). Yêu cầu kiến thức về lập trình game, thiết kế game, và hiểu biết về thị trường game.

- Nhà sản xuất video: Chịu trách nhiệm quay phim, dựng phim, biên tập video, tạo ra các nội dung video hấp dẫn cho nhiều mục đích khác nhau (quảng cáo, phim ngắn, phim tài liệu…).

- Chuyên viên hoạt hình: Tạo ra các hình ảnh động 2D hoặc 3D cho phim hoạt hình, quảng cáo, game… đòi hỏi khả năng sử dụng các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp.

- Chuyên viên VFX (Hiệu ứng hình ảnh): Tạo ra các hiệu ứng đặc biệt cho phim ảnh, quảng cáo, game… Đây là lĩnh vực đòi hỏi kỹ năng cao và kinh nghiệm.

- Chuyên viên âm thanh: Thu âm, chỉnh sửa và phối âm cho phim ảnh, game, quảng cáo… Cần có kiến thức về âm nhạc, kỹ thuật âm thanh và sử dụng các phần mềm chỉnh sửa âm thanh.

- Nhà thiết kế UX/UI: Tập trung vào trải nghiệm người dùng, thiết kế giao diện thân thiện và dễ sử dụng cho các sản phẩm kỹ thuật số.

- Chuyên viên marketing kỹ thuật số: Sử dụng các công cụ và kỹ thuật marketing kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm và dịch vụ, bao gồm cả việc tạo nội dung đa phương tiện.

- Freelancer: Làm việc tự do, nhận các dự án thiết kế, phát triển web, sản xuất video… từ nhiều khách hàng khác nhau. Đây là lựa chọn linh hoạt và phù hợp với những người thích làm việc độc lập.

Tags:

Tin đã đăng