Logo

Liên hệ

Subscribe

Theo dõi chúng tôi

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

  • Thứ Hai, 08:36 15/04/2024
  • 552 Lượt xem

Công nghệ thông tin

1. Giới thiệu chung

- Mã ngành/CTĐT: 7480201

- Chỉ tiêu tuyển sinh: 360

- Phương thức xét tuyển:

  • Phương thức 1 (PT1) - Xét tuyển thẳng theo quy định của BGDĐT.
  • Phương thức 2 (PT2) - Xét tuyển theo điểm chứng chỉ quốc tế/giải học sinh giỏi kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,11,12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển.
  • Phương thức 3 (PT3) - Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
  • Phương thức 5 (PT5): Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy năm 2025 do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.

- Tổ hợp xét tuyển:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • A0C: Toán, Vật lý, Công nghệ
  • A0T: Toán, Vật lý, Tin học

2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

- Hiểu và vận dụng các nguyên lý cơ bản về lập trình, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, bảo mật thông tin, và các công nghệ phần mềm.

- Nắm vững các phương pháp phát triển phần mềm, quản lý hệ thống thông tin và các công cụ hiện đại trong ngành công nghệ thông tin.

- Hiểu rõ các kiến thức về trí tuệ nhân tạo, học máy, khoa học dữ liệu và các ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác nhau.

- Phát triển phần mềm, ứng dụng trên nền tảng web và di động.

- Quản lý và tối ưu hóa cơ sở dữ liệu, đảm bảo hiệu suất cao và bảo mật.

- Thiết kế và triển khai các hệ thống mạng, bảo mật hệ thống và xử lý sự cố liên quan đến công nghệ thông tin.

- Quản lý và phát triển các hệ thống CNTT trong các tổ chức, doanh nghiệp.

- Khả năng làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa quốc gia.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề, phân tích và ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu và công nghệ.

3. Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc tại:

- Các công ty công nghệ, viễn thông, CNTT (FPT, Viettel, VNPT, CMC,...): Lập trình viên phần mềm (Software Developer): Phát triển phần mềm ứng dụng cho desktop, web và thiết bị di động, xây dựng các hệ thống quản lý, thương mại điện tử; Kỹ sư hệ thống (System Engineer): Quản lý và vận hành hệ thống CNTT, đảm bảo hiệu suất, bảo mật và khả năng mở rộng của hạ tầng công nghệ; Kỹ sư mạng (Network Engineer): Thiết kế, triển khai, cấu hình và bảo trì hệ thống mạng máy tính, đảm bảo truyền thông dữ liệu an toàn và ổn định.

- Các công ty khởi nghiệp, công ty về trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu: Kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI Engineer): Nghiên cứu, thiết kế và triển khai các thuật toán học máy, ứng dụng AI trong nhận dạng hình ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, ra quyết định tự động; Chuyên viên khoa học dữ liệu (Data Scientist): Phân tích dữ liệu lớn, khai phá thông tin giá trị nhằm hỗ trợ các chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm.

- Các tổ chức tài chính, ngân hàng, công ty phân tích dữ liệu: Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst): Thu thập, trực quan hóa và phân tích dữ liệu để xây dựng báo cáo, dự báo xu hướng, hỗ trợ ra quyết định; Chuyên viên bảo mật thông tin (Information Security Specialist): Đảm bảo an ninh hệ thống, giám sát và phòng ngừa các rủi ro mất an toàn thông tin và dữ liệu số.

- Các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo và trung tâm công nghệ: Giảng viên công nghệ thông tin: Giảng dạy các học phần về lập trình, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, an toàn thông tin tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo nghề; Nghiên cứu viên trong lĩnh vực CNTT: Thực hiện nghiên cứu, phát triển công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT), Blockchain, học sâu (deep learning).

- Các công ty dịch vụ, tư vấn và phát triển phần mềm: Chuyên viên tư vấn CNTT (IT Consultant): Phân tích nhu cầu, đề xuất và tư vấn giải pháp công nghệ phù hợp cho doanh nghiệp, hỗ trợ triển khai và đánh giá hiệu quả; Chuyên viên triển khai hệ thống (System Implementer): Cài đặt, tích hợp và tùy chỉnh phần mềm theo yêu cầu khách hàng, hỗ trợ vận hành và bảo trì hệ thống.

- Các doanh nghiệp sản xuất, tự động hóa và công ty phát triển phần mềm ứng dụng: Kỹ sư phần mềm ứng dụng (Application Software Engineer): Thiết kế và phát triển phần mềm phục vụ sản xuất, quản lý kho, bán hàng, chăm sóc khách hàng và các quy trình nghiệp vụ khác.

- Các công ty, tổ chức quốc tế hoặc dự án hợp tác quốc tế: Chuyên viên triển khai hệ thống quốc tế (International System Integrator): Hỗ trợ tư vấn, tích hợp và triển khai các giải pháp CNTT cho tổ chức toàn cầu, đảm bảo khả năng tương thích đa hệ thống và đa ngôn ngữ.

Tags:

Tin đã đăng