Logo

Liên hệ

Subscribe

Theo dõi chúng tôi

TRƯỜNG KINH TẾ

  • Thứ Hai, 07:56 15/04/2024
  • 214 Lượt xem

Kiểm toán

1. Giới thiệu chung

- Mã ngành/CTĐT: 7340302

- Chỉ tiêu tuyển sinh: 120

- Phương thức xét tuyển:

  • Phương thức 1 (PT1) - Xét tuyển thẳng theo quy định của BGDĐT.
  • Phương thức 2 (PT2) - Xét tuyển theo điểm chứng chỉ quốc tế/giải học sinh giỏi kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,11,12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển.
  • Phương thức 3 (PT3) - Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
  • Phương thức 4 (PT4): Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực năm 2025 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.

- Tổ hợp xét tuyển:

  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • D01 - Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D0G - Toán, Tiếng Anh, Giáo dục kinh tế và pháp luật

2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kiểm toán có khả năng:

- Hiểu và vận dụng kiến thức nền tảng về kinh tế, tài chính – kế toán, luật doanh nghiệp, luật thuế và hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như quốc tế (ISA).

- Có kiến thức chuyên sâu về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.

- Am hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, phân tích dữ liệu tài chính và vận dụng trong việc đưa ra các khuyến nghị kiểm toán.

- Có khả năng cập nhật các công nghệ mới trong kiểm toán như phân tích dữ liệu lớn (Big Data), kiểm toán số (E-auditing), và các phần mềm chuyên dụng như CaseWare, ACL, SAP Audit...

- Thực hiện được toàn bộ quy trình kiểm toán từ lập kế hoạch, thu thập bằng chứng, thực hiện thủ tục kiểm toán đến đưa ra ý kiến kiểm toán.

- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, viết báo cáo kiểm toán chuyên nghiệp và hiệu quả.

- Thành thạo các phần mềm kế toán – kiểm toán, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và tư duy phân tích – phản biện.

- Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong môi trường chịu áp lực cao và thường xuyên thay đổi.

- Có đạo đức nghề nghiệp, chính trực, khách quan và trách nhiệm cao trong công việc kiểm toán.

Có tinh thần học tập suốt đời, năng lực thích nghi với công nghệ và xu hướng nghề nghiệp toàn cầu.

3 .Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kiểm toán có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn và thu nhập cạnh tranh, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng chú trọng tính minh bạch và quản trị rủi ro. Cụ thể:

- Làm việc tại các công ty kiểm toán trong và ngoài nước: Kiểm toán viên độc lập (Auditor) tại các công ty kiểm toán lớn (Big4: PwC, Deloitte, EY, KPMG) và các công ty kiểm toán trong nước; Trợ lý kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán, kiểm toán viên cao cấp.

- Làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn, ngân hàng, tổ chức tài chính: Chuyên viên kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, kiểm soát tài chính; Chuyên viên quản trị rủi ro, phân tích tài chính.

- Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức công: Công tác tại Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước…

- Làm việc tại các tổ chức quốc tế và phi chính phủ: Kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên dự án, chuyên viên đánh giá tài chính – ngân sách.

Tags:

Tin đã đăng