Logo

Liên hệ

Subscribe

Theo dõi chúng tôi

TRƯỜNG KINH TẾ

  • Thứ Hai, 07:56 15/04/2024
  • 231 Lượt xem

Phân tích dữ liệu kinh doanh

1. Giới thiệu chung

- Mã ngành/CTĐT: 73401012

- Chỉ tiêu tuyển sinh: 120

- Phương thức xét tuyển:

  • Phương thức 1 (PT1) - Xét tuyển thẳng theo quy định của BGDĐT.
  • Phương thức 2 (PT2) - Xét tuyển theo điểm chứng chỉ quốc tế/giải học sinh giỏi kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,11,12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển.
  • Phương thức 3 (PT3) - Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
  • Phương thức 4 (PT4): Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực năm 2025 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.

- Tổ hợp xét tuyển:

  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • D01 - Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D0G - Toán, Tiếng Anh, Giáo dục kinh tế và pháp luật

2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Phân tích Dữ liệu Kinh doanh có khả năng:

- Nắm vững kiến thức nền tảng về kinh tế, quản trị, tài chính, marketing và vận hành doanh nghiệp.

- Hiểu rõ các nguyên lý, phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu phục vụ ra quyết định kinh doanh, bao gồm phân tích mô tả, phân tích dự đoán và phân tích đề xuất (prescriptive analytics).

- Có kiến thức về hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu, khai phá dữ liệu (data mining), học máy (machine learning) ứng dụng trong kinh doanh.

- Am hiểu môi trường pháp lý, đạo đức dữ liệu và bối cảnh kinh doanh số trong nước và toàn cầu.

- Thành thạo thu thập, xử lý và trực quan hóa dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để hỗ trợ phân tích và ra quyết định.

- Sử dụng thành thạo các công cụ và phần mềm phân tích phổ biến như Excel nâng cao, SQL, Power BI, Tableau, R, Python…

- Có khả năng xây dựng báo cáo, dashboard và trình bày kết quả phân tích cho các bên liên quan trong doanh nghiệp.

- Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý dự án dữ liệu, và phối hợp với các phòng ban như marketing, tài chính, vận hành, nhân sự…

- Sử dụng tốt tiếng Anh chuyên ngành

- Có tư duy logic, phân tích, định lượng và ra quyết định dựa trên dữ liệu.

- Trung thực, cẩn trọng, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và nguyên tắc bảo mật dữ liệu.

- Có tinh thần học hỏi, đổi mới sáng tạo và năng lực thích ứng với công nghệ thay đổi nhanh chóng.

3. Cơ hội việc làm

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức tài chính, công nghệ, tư vấn, thương mại điện tử... với các vị trí:

- Phân tích và quản lý dữ liệu: Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst), phân tích kinh doanh (Business Analyst), chuyên viên phân tích khách hàng; Quản lý dữ liệu doanh nghiệp (Data Manager), kỹ sư dữ liệu sơ cấp (Junior Data Engineer).

- Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: Chuyên viên phân tích rủi ro, phân tích hành vi tiêu dùng, xây dựng mô hình tín dụng, báo cáo tài chính dựa trên dữ liệu.

- Marketing, thương mại điện tử: Chuyên viên phân tích chiến dịch, phân tích hiệu suất kinh doanh, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng dựa trên dữ liệu.

- Tư vấn – công nghệ thông tin: Nhân viên tư vấn chuyển đổi số, phân tích nghiệp vụ trong dự án ERP, CRM, hoặc tư vấn BI (Business Intelligence).

- Nghiên cứu và học thuật: Nghiên cứu viên, giảng viên, trợ giảng về phân tích dữ liệu kinh doanh tại các trường đại học, viện nghiên cứu.

Tags:

Tin đã đăng