1. Giới thiệu chung
- Mã ngành/CTĐT: 75102032
- Chỉ tiêu tuyển sinh: 60
- Phương thức xét tuyển:
- Tổ hợp xét tuyển:
2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Robot và Trí tuệ nhân tạo có khả năng:
- Vận dụng kiến thức cơ bản về toán học, vật lý, xác suất – thống kê, khoa học máy tính, khoa học xã hội và pháp luật để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực robot và trí tuệ nhân tạo.
- Sử dụng công nghệ thông tin, lập trình thành thạo với các ngôn ngữ như Python, C/C++, và các công cụ như ROS (Robot Operating System), TensorFlow, Keras, OpenCV, phục vụ cho lập trình điều khiển robot và phát triển ứng dụng AI.
- Áp dụng kiến thức nền tảng về cơ điện tử, cảm biến, vi xử lý, hệ thống nhúng, điều khiển tự động để thiết kế và triển khai các hệ thống robot thông minh.
- Vận dụng kiến thức chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo như học máy (machine learning), học sâu (deep learning), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), thị giác máy tính (computer vision), để xây dựng các ứng dụng AI tích hợp trên robot và hệ thống thông minh.
- Thiết kế, chế tạo, lập trình và vận hành các loại robot công nghiệp, robot dịch vụ, robot cộng tác (cobots), xe tự hành, thiết bị bay không người lái (drone), và các hệ thống robot ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
- Có năng lực ngoại ngữ tốt để đọc hiểu tài liệu chuyên ngành, viết báo cáo kỹ thuật, giao tiếp chuyên môn trong môi trường quốc tế và làm việc với hệ sinh thái công nghệ toàn cầu.
- Có kỹ năng tư duy logic, phân tích hệ thống, giải quyết vấn đề kỹ thuật một cách sáng tạo; kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình và khả năng nghiên cứu khoa học.
3. Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo có nhiều cơ hội làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất thông minh, tự động hóa và nghiên cứu phát triển, cụ thể:
- Kỹ sư phát triển robot (Robotics Engineer): Làm việc tại các công ty công nghệ cao, nhà máy thông minh, tập đoàn sản xuất để thiết kế, lập trình và vận hành các hệ thống robot công nghiệp và robot dịch vụ.
- Kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI Engineer): Phát triển các ứng dụng AI như nhận diện hình ảnh, xử lý giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, dự đoán dữ liệu và tối ưu hóa quy trình vận hành.
- Chuyên viên học máy và học sâu (Machine Learning/Deep Learning Specialist): Làm việc tại các công ty công nghệ, startup AI, viện nghiên cứu về khai phá dữ liệu, phân tích và phát triển mô hình học sâu.
- Chuyên viên thị giác máy tính (Computer Vision Engineer): Phát triển các ứng dụng thị giác trên robot, xe tự hành, camera thông minh, hệ thống giám sát và điều khiển.
- Kỹ sư hệ thống nhúng và điều khiển (Embedded Systems Engineer): Làm việc với các hệ thống điều khiển nhúng tích hợp trong robot, drone, các thiết bị thông minh và IoT.
- Chuyên viên phát triển sản phẩm công nghệ cao: Làm việc trong các công ty công nghệ để thiết kế và triển khai các sản phẩm ứng dụng AI và robot như robot giao hàng, trợ lý ảo, hệ thống tự động hóa nhà máy.
- Chuyên viên nghiên cứu và giảng dạy: Làm việc tại các viện nghiên cứu, trung tâm công nghệ cao, trường đại học về các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, robot học, điều khiển tự động, và công nghệ 4.0.
- Chuyên viên tích hợp hệ thống (System Integrator): Tích hợp các giải pháp robot và AI vào hệ thống sản xuất, quản lý thông minh tại doanh nghiệp.
- Khởi nghiệp công nghệ (Tech Startup Founder): Phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên robot và trí tuệ nhân tạo như robot dịch vụ, giải pháp AI cho giáo dục, y tế, nông nghiệp, thành phố thông minh.