Logo

Liên hệ

Subscribe

Theo dõi chúng tôi

TRƯỜNG CƠ KHÍ - Ô TÔ

  • Thứ Hai, 08:20 15/04/2024
  • 488 Lượt xem

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

1. Giới thiệu chung

- Mã ngành/CTĐT: 7510201

- Chỉ tiêu tuyển sinh: 360

- Phương thức xét tuyển:

  • Phương thức 1 (PT1) - Xét tuyển thẳng theo quy định của BGDĐT.
  • Phương thức 2 (PT2) - Xét tuyển theo điểm chứng chỉ quốc tế/giải học sinh giỏi kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,11,12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển.
  • Phương thức 3 (PT3) - Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
  • Phương thức 5 (PT5): Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy năm 2025 do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.

- Tổ hợp xét tuyển:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • A0C: Toán, Vật lý, Công nghệ
  • A0T: Toán, Vật lý, Tin học

2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Công nghệ kỹ thuật cơ khí có thể:

- Có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, xã hội, chính trị và pháp luật để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực cơ khí kỹ thuật;

- Có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm kỹ thuật như AutoCAD, SolidWorks, Inventor, hoặc các phần mềm mô phỏng và phân tích (ANSYS, CATIA...) phục vụ công việc thiết kế, phân tích và cải tiến hệ thống cơ khí;

- Có khả năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật, thiết kế chi tiết máy, hệ thống cơ khí và triển khai bản vẽ theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành;

- Có khả năng thiết kế, gia công và lắp ráp các chi tiết, cụm máy; lựa chọn vật liệu, phương pháp chế tạo phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và tiết kiệm chi phí;

- Có khả năng vận hành, bảo trì, kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động của các hệ thống, thiết bị cơ khí trong sản xuất công nghiệp;

- Có năng lực tổ chức, giám sát sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ, tham gia xây dựng và thực hiện các kế hoạch kỹ thuật trong doanh nghiệp cơ khí;

- Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu giao tiếp và đọc hiểu tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh;

- Có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ quy trình và quy định an toàn lao động; có ý thức bảo vệ môi trường và năng lực học tập suốt đời để thích ứng với sự phát triển của khoa học và công nghệ.

3. Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí có thể đảm nhiệm các vị trí:

- Kỹ sư thiết kế cơ khí (Mechanical Design Engineer): Thiết kế chi tiết máy, máy móc, thiết bị công nghiệp tại các công ty chế tạo cơ khí, công ty sản xuất máy, ô tô, xe máy, thiết bị điện - điện tử;

- Kỹ sư công nghệ hoặc kỹ sư sản xuất (Manufacturing/Production Engineer): Tham gia xây dựng quy trình công nghệ, giám sát quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm cơ khí trong các nhà máy, khu công nghiệp;

- Kỹ sư bảo trì – bảo dưỡng máy móc (Maintenance Engineer): Phụ trách bảo trì, sửa chữa hệ thống thiết bị, dây chuyền cơ khí trong các nhà máy sản xuất và khu công nghiệp;

- Kỹ sư CAD/CAM/CNC: Lập trình gia công CNC, thiết kế khuôn mẫu, chế tạo sản phẩm cơ khí bằng các hệ thống CAD/CAM tại các doanh nghiệp cơ khí chính xác;

- Cán bộ kỹ thuật – Quản lý chất lượng (QA/QC Engineer): Thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc tế;

- Chuyên viên kỹ thuật kinh doanh (Technical Sales Engineer): Làm việc trong các công ty phân phối thiết bị cơ khí, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng;

- Giảng viên hoặc nghiên cứu viên: Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ);

- Khởi nghiệp: Thành lập doanh nghiệp cơ khí, xưởng gia công hoặc dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực chế tạo, sửa chữa thiết bị cơ khí.

Tags:

Tin đã đăng