1. Giới thiệu chung
- Mã ngành/CTĐT: 75102033
- Chỉ tiêu tuyển sinh: 60
- Phương thức xét tuyển:
- Tổ hợp xét tuyển:
2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ô tô có khả năng:
- Vận dụng kiến thức cơ bản về toán học, vật lý, công nghệ thông tin và khoa học xã hội để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực cơ điện tử và công nghệ ô tô;
- Áp dụng kiến thức cơ sở ngành như nguyên lý – chi tiết máy, điện – điện tử, cảm biến, điều khiển tự động, lập trình điều khiển vào việc thiết kế và vận hành hệ thống trên ô tô hiện đại;
- Tích hợp, chẩn đoán và khai thác các hệ thống cơ điện tử trên ô tô như hệ thống phanh ABS, hệ thống kiểm soát hành trình (cruise control), hệ thống truyền lực, hệ thống lái điện tử, hệ thống điều khiển động cơ EFI, CAN-BUS;
- Có kỹ năng sử dụng các phần mềm mô phỏng, thiết kế kỹ thuật (CAD/CAE), lập trình điều khiển (PLC, Arduino, Matlab/Simulink…) để phân tích, thiết kế và mô phỏng hệ thống cơ điện tử trong ô tô;
- Lập trình và phát triển ứng dụng điều khiển, giám sát hệ thống điện – điện tử, cảm biến và vi điều khiển tích hợp trên xe ô tô;
- Tổ chức và thực hiện các quy trình bảo trì, sửa chữa, hiệu chỉnh hệ thống cơ điện tử ô tô một cách an toàn, hiệu quả và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Có năng lực làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, phản biện kỹ thuật và quản lý dự án trong môi trường làm việc kỹ thuật – công nghiệp;
- Có năng lực ngoại ngữ tốt để đọc hiểu tài liệu kỹ thuật, giao tiếp cơ bản và làm việc trong môi trường quốc tế;
3. Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ô tô có thể đảm nhận các vị trí kỹ thuật, nghiên cứu, phát triển, và quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất – lắp ráp ô tô, công nghiệp phụ trợ, trung tâm nghiên cứu – kiểm định, với các công việc cụ thể như:
- Kỹ sư cơ điện tử ô tô: Thiết kế, lắp đặt và vận hành các hệ thống cơ điện tử tích hợp trên ô tô hiện đại;
- Chuyên viên chẩn đoán và sửa chữa điện – điện tử ô tô: Phân tích lỗi, lập trình lại ECU, thực hiện bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa hệ thống điện tử trên ô tô;
- Kỹ sư phát triển sản phẩm ô tô thông minh: Tham gia phát triển các hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến (ADAS), xe điện, xe hybrid, xe tự hành;
- Chuyên viên kỹ thuật tại trạm dịch vụ – đại lý ô tô: Vận hành, tư vấn kỹ thuật và bảo dưỡng các hệ thống điều khiển trên xe hiện đại;
- Kỹ sư thiết kế hệ thống điều khiển: Làm việc tại các công ty chế tạo linh kiện, thiết bị điện – điện tử ô tô, lập trình hệ thống nhúng trên xe;
- Cán bộ kiểm định kỹ thuật – an toàn ô tô: Làm việc tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan quản lý kỹ thuật về giao thông vận tải;
- Giảng viên, nhà nghiên cứu: Giảng dạy hoặc tham gia các dự án nghiên cứu phát triển công nghệ ô tô, robot di động, xe tự hành tại các trường đại học, viện nghiên cứu;
- Khởi nghiệp trong ngành dịch vụ kỹ thuật ô tô: Mở xưởng sửa chữa chuyên sâu về điện – điện tử, hệ thống tự động và công nghệ cao trên ô tô.