Logo

Liên hệ

Subscribe

Theo dõi chúng tôi

TRƯỜNG CƠ KHÍ - Ô TÔ

  • Thứ Hai, 08:19 15/04/2024
  • 455 Lượt xem

Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu

1. Giới thiệu chung

- Mã ngành/CTĐT: 75102012

- Chỉ tiêu tuyển sinh: 60

- Phương thức xét tuyển:

  • Phương thức 1 (PT1) - Xét tuyển thẳng theo quy định của BGDĐT.
  • Phương thức 2 (PT2) - Xét tuyển theo điểm chứng chỉ quốc tế/giải học sinh giỏi kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,11,12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển.
  • Phương thức 3 (PT3) - Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
  • Phương thức 5 (PT5): Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy năm 2025 do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.

- Tổ hợp xét tuyển:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • A0C: Toán, Vật lý, Công nghệ
  • A0T: Toán, Vật lý, Tin học

2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu có khả năng:

- Vận dụng kiến thức cơ bản về toán học, vật lý, khoa học xã hội và pháp luật để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí chính xác và khuôn mẫu;

- Áp dụng các kiến thức cơ sở ngành như vật liệu cơ khí, nguyên lý cắt gọt, nguyên lý – chi tiết máy, kỹ thuật đo lường – dung sai vào việc thiết kế và gia công khuôn mẫu;

- Thiết kế các loại khuôn ép nhựa, khuôn dập, khuôn đúc, khuôn ép kim loại bằng các phần mềm chuyên dụng như AutoCAD, SolidWorks, NX, CATIA, Moldflow…;

- Lập trình, vận hành và hiệu chỉnh các máy CNC (tiện, phay, xung điện, cắt dây...) để gia công chính xác các chi tiết khuôn mẫu;

- Ứng dụng công nghệ in 3D, công nghệ CAD/CAM/CAE vào thiết kế, mô phỏng và tối ưu khuôn mẫu trước khi sản xuất;

- Kiểm tra, đánh giá, bảo trì và sửa chữa khuôn mẫu trong quá trình sản xuất và tái sử dụng;

- Tổ chức và quản lý quá trình sản xuất khuôn mẫu, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề kỹ thuật một cách hiệu quả;

- Có năng lực ngoại ngữ tốt, có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành, giao tiếp cơ bản trong môi trường làm việc quốc tế;

3.Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu có thể làm việc tại nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất cơ khí chính xác, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp điện tử, ô tô, nhựa, y tế, với các vị trí như:

- Kỹ sư thiết kế khuôn mẫu: Thiết kế khuôn ép nhựa, khuôn dập kim loại, khuôn đúc, khuôn đùn... tại các công ty sản xuất linh kiện nhựa, kim loại, điện tử;

- Kỹ sư lập trình gia công CNC: Lập trình và vận hành máy CNC để gia công chi tiết khuôn mẫu chính xác;

- Chuyên viên mô phỏng và phân tích khuôn mẫu: Sử dụng phần mềm mô phỏng dòng chảy nhựa, phân tích lỗi thiết kế khuôn trước khi chế tạo;

- Kỹ thuật viên bảo trì – sửa chữa khuôn: Kiểm tra, bảo trì và khắc phục sự cố khuôn trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu suất;

- Quản lý sản xuất khuôn mẫu: Tổ chức và giám sát hoạt động sản xuất khuôn trong các xưởng, nhà máy chế tạo khuôn;

- Chuyên viên CAD/CAM/CAE: Triển khai các công nghệ thiết kế và sản xuất tiên tiến trong lĩnh vực khuôn mẫu và cơ khí chính xác;

- Giảng dạy, nghiên cứu: Làm việc tại các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu chuyên ngành cơ khí, khuôn mẫu;

- Khởi nghiệp cơ khí – chế tạo: Thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thiết kế, gia công khuôn mẫu hoặc sản xuất sản phẩm bằng khuôn.

Tags:

Tin đã đăng