1. Giới thiệu chung
- Mã ngành/CTĐT: 75102013
- Chỉ tiêu tuyển sinh: 60
- Phương thức xét tuyển:
- Tổ hợp xét tuyển:
2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Thiết kế cơ khí và kiểu dáng công nghiệp có khả năng:
- Vận dụng kiến thức nền tảng về toán học, vật lý, tin học, khoa học xã hội và pháp luật để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí và thiết kế công nghiệp;
- Áp dụng kiến thức cơ sở ngành về vật liệu kỹ thuật, nguyên lý – chi tiết máy, công nghệ chế tạo, kỹ thuật đo lường và điều khiển vào thiết kế và cải tiến sản phẩm cơ khí;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế 2D, 3D và mô phỏng kỹ thuật như AutoCAD, SolidWorks, Inventor, Catia, Creo, ANSYS... phục vụ cho việc thiết kế cơ khí và tạo mẫu sản phẩm;
- Kết hợp giữa tư duy kỹ thuật và thẩm mỹ để phát triển kiểu dáng công nghiệp, tối ưu hóa thiết kế theo hướng thân thiện với người dùng, phù hợp với xu hướng thị trường;
- Triển khai thiết kế từ ý tưởng đến sản phẩm thực tế, bao gồm tạo bản vẽ kỹ thuật, mô hình 3D, nguyên mẫu, lắp ráp và thử nghiệm;
- Ứng dụng nguyên lý thiết kế sáng tạo, thiết kế vì con người (human-centered design), thiết kế xanh và thiết kế bền vững trong quá trình phát triển sản phẩm;
- Có năng lực làm việc nhóm, tổ chức công việc, giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa ngành và quốc tế;
- Có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành và giao tiếp tốt bằng tiếng Anh;
3. Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp ngành Thiết kế cơ khí và kiểu dáng công nghiệp có thể làm việc trong các công ty thiết kế sản phẩm, công nghiệp chế tạo, điện tử, ô tô, gia dụng, thiết bị y tế… với các vị trí như:
- Kỹ sư thiết kế cơ khí: Thiết kế chi tiết, kết cấu máy móc, cơ cấu cơ khí trong các nhà máy chế tạo thiết bị công nghiệp, ô tô, điện tử, hàng tiêu dùng;
- Chuyên viên thiết kế kiểu dáng công nghiệp: Phát triển hình dáng, màu sắc, vật liệu và cảm quan sản phẩm, tạo sự hấp dẫn cho người dùng và tăng giá trị thương hiệu;
- Kỹ sư R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm): Tham gia nghiên cứu, phát triển ý tưởng mới và cải tiến các sản phẩm cơ khí – công nghiệp;
- Chuyên viên thiết kế 3D – tạo mẫu: Dựng mô hình 3D sản phẩm, sử dụng máy in 3D hoặc công nghệ tạo mẫu nhanh để kiểm nghiệm và hoàn thiện thiết kế;
- Kỹ sư thiết kế ngược (Reverse Engineering): Thu thập dữ liệu sản phẩm và xây dựng lại mô hình thiết kế nhằm cải tiến hoặc sao chép công nghệ;
- Chuyên viên tư vấn thiết kế sáng tạo: Làm việc tại các công ty thiết kế sáng tạo, studio kiểu dáng hoặc bộ phận marketing sản phẩm;
- Giảng dạy và nghiên cứu: Làm việc tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành thiết kế cơ khí, công nghiệp, mỹ thuật công nghiệp;
- Khởi nghiệp thiết kế – chế tạo: Phát triển sản phẩm sáng tạo phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu, hoặc kinh doanh dịch vụ thiết kế – tạo mẫu theo yêu cầu doanh nghiệp.