Logo

Liên hệ

Subscribe

Theo dõi chúng tôi

TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - DU LỊCH

  • Thứ Hai, 07:58 15/04/2024
  • 200 Lượt xem

Du lịch

1. Giới thiệu chung

- Mã ngành/CTĐT: 7810101

- Chỉ tiêu tuyển sinh: 140

- Phương thức xét tuyển:

  • Phương thức 1 (PT1) - Xét tuyển thẳng theo quy định của BGDĐT.
  • Phương thức 2 (PT2) - Xét tuyển theo điểm chứng chỉ quốc tế/giải học sinh giỏi kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,11,12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển.
  • Phương thức 3 (PT3) - Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
  • Phương thức 4 (PT4): Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực năm 2025 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.

- Tổ hợp xét tuyển:

  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D14: Toán, Tiếng Anh, Công nghệ
  • D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh

2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Du lịch có khả năng:

- Vận dụng kiến thức cơ bản về kinh tế, văn hóa, lịch sử, quản trị và marketing trong ngành du lịch để giải quyết các vấn đề thực tiễn;

- Tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch, lữ hành, khách sạn và dịch vụ liên quan;

- Có kỹ năng lập kế hoạch, thiết kế sản phẩm du lịch, tổ chức sự kiện, quảng bá và phát triển thị trường du lịch;

- Giao tiếp, tư vấn và phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước

- Có kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kinh doanh du lịch;

Có năng lực làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, đàm phán và giải quyết tình huống trong môi trường đa văn hóa;

- Có năng lực ngoại ngữ tốt để giao tiếp và xử lý công việc quốc tế;

- Có ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc và tuân thủ các quy định pháp luật trong ngành du lịch;

3. Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Du lịch có thể làm việc tại các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, các tổ chức quản lý nhà nước và các cơ sở đào tạo với các vị trí:

- Chuyên viên tổ chức tour và điều hành du lịch (Tour Operator): Lập kế hoạch, thiết kế, tổ chức và điều hành các chương trình du lịch trong và ngoài nước;

- Hướng dẫn viên du lịch (Tour Guide): Dẫn đoàn, giới thiệu các điểm tham quan, văn hóa, lịch sử, bảo đảm trải nghiệm khách hàng;

- Chuyên viên quản lý khách sạn và dịch vụ lưu trú: Quản lý hoạt động khách sạn, khu nghỉ dưỡng, đảm bảo chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng;

- Chuyên viên marketing và truyền thông du lịch: Xây dựng chiến lược quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch qua các kênh truyền thông và mạng xã hội;

- Nhân viên bán hàng và tư vấn du lịch: Tư vấn, giới thiệu các sản phẩm du lịch, dịch vụ lữ hành, hỗ trợ khách hàng lựa chọn dịch vụ phù hợp;

- Chuyên viên quản lý sự kiện du lịch: Tổ chức các sự kiện, hội thảo, lễ hội phục vụ phát triển du lịch và quảng bá văn hóa;

- Giảng viên, nghiên cứu viên: Làm việc tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành du lịch và khách sạn, nghiên cứu và phát triển chuyên môn ngành du lịch;

- Khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch: Phát triển các sản phẩm du lịch mới, kinh doanh dịch vụ lưu trú, lữ hành hoặc các mô hình du lịch sáng tạo.

Tags:

Tin đã đăng