1. Giới thiệu chung
- Mã ngành/CTĐT: 7220209
- Chỉ tiêu tuyển sinh: 70
- Phương thức xét tuyển:
- Tổ hợp xét tuyển:
2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Nhật có thể đạt được những chuẩn đầu ra sau:
- Vận dụng được kiến thức nền tảng và chuyên sâu về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội và con người Nhật Bản trong môi trường học thuật và công việc thực tiễn.
- Nắm vững các kiến thức ngôn ngữ học tiếng Nhật như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng học; kiến thức về văn hóa giao tiếp và phong cách làm việc Nhật Bản.
- Sử dụng thành thạo tiếng Nhật trong các tình huống giao tiếp thông thường và chuyên ngành; Có khả năng biên – phiên dịch tiếng Nhật trong nhiều lĩnh vực
- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, phần mềm văn phòng, công cụ hỗ trợ dịch thuật và giao tiếp trực tuyến.
- Có kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, giao tiếp đa văn hóa và thích nghi tốt với môi trường làm việc chuyên nghiệp.
- Có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, chuyên nghiệp trong công việc; tôn trọng chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc nghề nghiệp
- Có ý thức học tập suốt đời, phát triển bản thân, tôn trọng sự đa dạng văn hóa và hội nhập quốc tế.
3. Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Ngôn ngữ Nhật có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
- Biên – phiên dịch viên tiếng Nhật: Làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản, khu công nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản, các tổ chức, cơ quan hợp tác quốc tế; Dịch tài liệu chuyên ngành, hỗ trợ dịch tại các cuộc họp, hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước.
- Chuyên viên hành chính – nhân sự – đối ngoại: Phụ trách công tác quản trị văn phòng, nhân sự, quan hệ đối ngoại trong các công ty có yếu tố Nhật Bản.
- Trợ lý ngôn ngữ, trợ lý giám đốc: Hỗ trợ trực tiếp các nhà quản lý người Nhật trong các công việc hàng ngày, bao gồm phiên dịch, sắp xếp lịch làm việc, đàm phán với đối tác Việt Nam.
- Giảng dạy tiếng Nhật: Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, các trường đại học, cao đẳng, trung tâm ngoại ngữ hoặc đào tạo tiếng Việt cho người Nhật.
- Chuyên viên truyền thông – marketing – xuất nhập khẩu: Quản lý nội dung truyền thông, chăm sóc khách hàng người Nhật, phụ trách thị trường Nhật Bản trong các công ty xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế.
- Nghiên cứu viên, chuyên viên tư vấn văn hóa Nhật Bản: Làm việc tại các viện nghiên cứu, trung tâm giao lưu văn hóa, tổ chức phi chính phủ hoặc cơ quan ngoại giao, tư vấn văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam.