Logo

Liên hệ

Subscribe

Theo dõi chúng tôi

TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - DU LỊCH

  • Thứ Hai, 08:01 15/04/2024
  • 231 Lượt xem

Ngôn ngữ học

1. Giới thiệu chung

- Mã ngành/CTĐT: 7229020

- Chỉ tiêu tuyển sinh: 50

- Phương thức xét tuyển:

  • Phương thức 1 (PT1) - Xét tuyển thẳng theo quy định của BGDĐT.
  • Phương thức 2 (PT2) - Xét tuyển theo điểm chứng chỉ quốc tế/giải học sinh giỏi kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,11,12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển.
  • Phương thức 3 (PT3) - Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

- Tổ hợp xét tuyển:

  • D01 - Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D14 - Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh

2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ học được trang bị hệ thống kiến thức toàn diện về ngôn ngữ, tư duy phân tích khoa học, khả năng ứng dụng ngôn ngữ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:

- Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về các lĩnh vực cốt lõi của ngôn ngữ học như: ngữ âm học, âm vị học, hình thái học, cú pháp học, ngữ nghĩa học, ngữ dụng học, ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học lịch sử và ngôn ngữ học ứng dụng.

- Hiểu rõ bản chất, cấu trúc và chức năng của ngôn ngữ như một hệ thống ký hiệu xã hội, công cụ giao tiếp và phương tiện biểu đạt tư duy.

- Có kiến thức liên ngành trong các lĩnh vực liên quan đến ngôn ngữ như: tâm lý học ngôn ngữ, ngôn ngữ học máy tính, ngôn ngữ và văn hóa, ngôn ngữ và truyền thông.

- Có khả năng phân tích, mô tả, lý giải hiện tượng ngôn ngữ trong các ngữ cảnh tự nhiên hoặc trong hoạt động giao tiếp xã hội, văn hóa, giáo dục.

- Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ để phục vụ học tập, nghiên cứu và làm việc trong môi trường học thuật và quốc tế.

- Có tinh thần trách nhiệm, trung thực trong nghiên cứu và làm việc; tôn trọng sự đa dạng ngôn ngữ – văn hóa.

- Có ý thức học tập suốt đời, chủ động cập nhật tri thức và công nghệ mới để thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động và yêu cầu xã hội.

3. Cơ hội việc làm

Cử nhân Ngôn ngữ học có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc trong các cơ quan, tổ chức giáo dục, truyền thông, nghiên cứu, công nghệ ngôn ngữ và các lĩnh vực liên quan:

- Nghiên cứu viên – chuyên viên ngôn ngữ: Làm việc tại các viện nghiên cứu ngôn ngữ, trung tâm nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ và xã hội; Tham gia các dự án nghiên cứu về ngôn ngữ, ngôn ngữ thiểu số, phát triển tài nguyên ngôn ngữ, lưu trữ ngôn ngữ.

- Hiệu đính ngôn ngữ: Làm việc tại nhà xuất bản, hãng truyền thông, tổ chức quốc tế, hoặc công ty đa quốc gia; Tham gia hiệu đính, biên tập, dịch thuật tài liệu chuyên ngành, tài liệu học thuật và nội dung truyền thông.

- Giảng dạy – đào tạo: Giảng dạy ngôn ngữ học, ngôn ngữ tiếng Việt tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo, hoặc tham gia soạn thảo chương trình, sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy.

- Chuyên viên công nghệ và xử lý ngôn ngữ: Làm việc trong các dự án phát triển công nghệ ngôn ngữ như: trí tuệ nhân tạo (AI), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), chatbot, trợ lý ảo, nhận dạng giọng nói; Hợp tác cùng các kỹ sư công nghệ trong việc xây dựng kho ngữ liệu, đào tạo mô hình ngôn ngữ, đánh giá chất lượng đầu ra của các hệ thống AI.

- Chuyên viên truyền thông – nội dung – marketing: Làm việc trong lĩnh vực truyền thông, báo chí, sản xuất nội dung số, sáng tạo nội dung trên nền tảng mạng xã hội; Tư vấn và triển khai các chiến dịch truyền thông liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa.

Tags:

Tin đã đăng